Tác giả đã đưa ra 5 Bước giúp loại bỏ dần các yếu tố gây căng thẳng cho người tự kỷ.
Bước 1: Loại bỏ dần yế tố độc hại, bổ sung yếu tố lành mạnh. Trong bước này, tác giả đề xuất những giải pháp vô cùng thiết thực và khả thi, bao gồm: chuyển đổi lối sống, tập trung nâng cao sức khỏe đường ruột, áp dụng chế độ ăn phù hợp, tăng cường hệ miễn dịch & hệ nội tiết, và thải độc nhằm phục hồi thể chất cho người tự kỷ.
Bước 2: Sửa chữa những vấn đề nền tảng của cơ thể, bao gồm các trị liệu điều chỉnh cấu trúc cơ thể (nắn chỉnh cơ thể) và tích hợp phản xạ thần kinh vận động cảm giác (MNRI). Trong bước này, tác giả cũng dành hẳn một chương đề cập đến vấn đề chăm sóc răng miệng của người tự kỷ.
Bước 3: Tập trung giải quyết những vấn đề giác quan, đặc biệt vấn đề thị giác – giác quan chủ đạo của người tự kỷ.
Bước 4: Giao tiếp, tương tác và học tập. Khi thể chất người tự kỷ được phục hồi, các vấn đề giác quan được giải quyết thì lúc đó, người tự kỷ mới có năng lượng dành cho giao tiếp, tương tác và học tập. Nên việc cố gắng dành nhiều thời gian để dạy trẻ giao tiếp, tương tác và học tập khi chưa thực hiện các bước 1, 2 và 3 thì chỉ làm tiêu tốn nguồn lực của các gia đình, mà không thể giải quyết vấn đề gốc rễ của tự kỷ.
Bước 5: Kế hoạch cho tương lai, tác giả đề cập nhiều mô hình chuyển tiếp cho người tự kỷ trưởng thành sau khi rời trường học.
Đây có thể coi là một bộ bách khoa toàn thư về tự kỷ. Các liệu pháp cho tự kỷ được bà khuyến nghị theo một trình tự phù hợp, nhằm giúp các gia đình tối ưu nguồn lực nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối đa trong hành trình đẩy lui tự kỷ.